Giữ bằng đại học - "chiêu" mới của nhiều doanh nghiệp  

Ới lý do “sợ” người lao động (NLĐ) nhảy việc nên thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp (DN) đã dùng chiêu yêu cầu nộp bằng ĐH gốc để giữ chân.

  Giữ hộ” nhưng khó đòi lại!  

Tốt nghiệp ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội năm 2011, vì muốn ở lại Hà Nội công tác, Đỗ Thị Hương (quê Thanh Hóa) nộp đơn xin việc vào một công ty thuốc bảo vệ thực vật. Sau vòng loại hồ sơ, phỏng vấn, cô được tuyển dụng. Mặc dù tìm được công việc đúng ngành nghề, song cô gái trẻ vô cùng băn khoăn khi công ty đưa ra đề nghị “giữ hộ” bằng ĐH gốc.

Hương kể: “Mình không đồng ý với yêu cầu đó nên họ đã trả lại hồ sơ. Tiếp tục nộp đơn vào một công ty khác, họ cũng đòi bằng ĐH gốc vì lý do công ty cần ổn định, không muốn có sự xáo trộn nhân sự. Mặc dù có một chút tiếc nuối vì ở công ty này mức lương cao hơn, nhưng sau khi tham khảo ý kiến bạn bè, những người xung quanh, mình quyết định từ chối. Nghĩ lại thấy quyết định của mình là sáng suốt, giờ mình đã có một việc làm ổn định tại một công ty liên doanh của Nhật với mức lương 7 triệu đồng/tháng mà chẳng cần phải có ràng buộc nộp bằng ĐH”.

Nguyễn Minh Tùng, tốt nghiệp ngành cơ khí (ĐH Bách khoa Hà Nội), cũng từng bị DN tuyển dụng lao động yêu cầu hồ sơ kèm theo bằng gốc cho biết: “Họ bảo, nộp bằng gốc để lưu vào hồ sơ công ty, nhưng hoàn toàn không ghi vào hợp đồng đã giữ bằng của mình. 4 năm học hành vất vả mới có được tấm bằng ĐH, thật vô lý khi giao “tài sản” của mình cho người khác cầm hộ. Chưa kể, giữ bằng rất bất tiện, sau này muốn học tiếp, hoặc có cơ hội tìm việc mới đều rất khó khăn”.

    Hỏi:     Tôi ký kết hợp đồng lao động với 1 Công ty, hạn hợp đồng 2.5 năm nếu nghỉ trước hạn thì bồi thường 5.000.000 đồng. Công ty giữ bằng gốc của tôi, nếu khi nghỉ trước hạn bồi thường 5.000.000 đồng thì mới nhận lại bằng.

Tôi làm việc 10 tháng thì xin nghỉ vì điều kiện sức khỏe không đảm bảo. Khi nghỉ tôi đã báo trước 45 ngày và hoàn thành công việc, trong thời gian tôi xin nghỉ, công ty không thanh toán tiền lương.

Nay, tôi xin được hỏi, Công ty làm như vậy có đúng luật hay không? Tôi có phải trả khoản tiền đó không? Nếu công ty vẫn không trả bằng gốc thì tôi phải liên hệ cơ quan chức năng nào để giải quyết? Mong luật sư tư vấn.

    Công ty Luật Cương Lĩnh trả lời:     

Điều 20, Bộ luật Lao động 2012 quy định, những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, gồm có: Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động; yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, việc doanh nghiệp giữ bản chính bằng tốt nghiệp đại học và một khoản tiền để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng lao động là không phù hợp với quy định hiện hành.

Liên quan đến vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động, Điều 36 Bộ luật Lao động năm 1994 quy định hợp đồng lao động sẽ chấm dứt trong những  công ty dịch vụ kế toán  trường hợp sau đây:

1- Hết hạn hợp đồng;

2- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

3- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;

4- Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Tòa án;

5- Người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Tòa án.

Ngoài các trường hợp nói trên, hợp đồng lao động có thể chấm dứt trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động đưa ra yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước  làm sổ sách kế toán  thời hạn, nếu đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định tại Điều 37, 38, 41, 42, 112 Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002).

Theo đó, về phía người lao động, nếu muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn cần tuân thủ hai điều kiện sau:

1. Điều kiện về lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

Người lao động phải có lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002), cụ thể như sau:

A) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng;

B) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;

C) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

D) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

Đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

E) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;

G) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Điều kiện về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Người lao động phải tuân thủ thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động theo quy định Khoản 2 Điều 37 của Bộ luật Lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002). Thời hạn báo trước của người lao động phụ thuộc vào lý do mà người lao động đưa ra để chấm dứt hợp đồng, cụ thể là:

- Người lao động phải báo trước ít nhất là ba ngày nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo lý do quy định tại điểm a, b, c, g khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002);

- Người lao động phải báo trước ít nhất 30 ngày nếu chấm dứt hợp đồng vì một trong hai lý do quy định tại điểm d khoản 1 Điều 37.

Như vậy, nếu người  dịch vụ kế toán trọn gói giá rẻ  lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà tuân thủ 02 điều kiện nói trên thì không phải bồi thường cho người sử dụng lao động. Ngược lại, nếu người lao động không tuân thủ hai điều kiện đó, tức là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trái pháp luật, thì phải bồi thường cho người lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

Do đó, nếu bạn được ký hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với công ty mà trong hợp đồng lao động có điều khoản “Nếu muốn chấm dứt Hợp đồng lao động thì phải báo trước 30 ngày, đồng thời bồi thường 01 tháng lương cơ bản cho người sử dụng lao động” thì theo các quy định nói trên của Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) thì điều khoản này là trái pháp luật.

Do điều khoản này là trái pháp luật nên nếu bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bạn chỉ cần tuân thủ đầy đủ 02 điều kiện theo các quy định của Bộ luật Lao động thì bạn không phải bồi thường bất kỳ khoản tiền nào cho công ty của bạn.

  Hỏi về quy định nộp bằng tốt nghiệp gốc của một số công ty  

Xin chào Luật Sư.

Em tên Hương, hiện tại đang đi làm ở một công ty tư nhân Việt Nam về bán phụ gia thực phẩm, trước đó em cũng có làm 2 công ty khách nhau về sản xuất thực phẩm. Em xin có vấn đề thắc mắc như sau:

Theo quy định của công ty em đang làm, thì nhân viên trong công ty phải nộp bằng tốt nghiệp gốc (đại học, cao đẳng...) Cho công ty giữ trong thời gian làm việc tại công ty. Lúc bàn giao bằng tốt nghiệp sẽ có giám đốc công ty kí nhận và có biên bản bàn giao giữa hai bên. Cụ thể là:

1. Bên A( nhân viên giao bằng) tự nguyện giao cho Bên B (công ty )bằng tốt nghiệp X trong thời gian làm việc tại công ty

2. Thời hạn hoàn trả bằng: Bằng tốt nghiệp sẽ được trả lại muộn nhất sau 30 ngày kể từ khi nhân viên hoàn tất mọi thủ tục bàn giao công việc, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Công ty và không còn vướng mắc gì với các bộ phận liên quan.

3. Trách nhiệm của công ty trong việc giữ bằng

Công ty phải có trách nhiệm cất giữ bằng một cách cẩn thận, và không sử dụng bằng vào mục đích vi phạm, như cho mượn hoặc cầm cố. Trong trường hợp bị thất lạc bất khả kháng (ví dụ : hỏa hoạn, thiên tai,..) Công ty phải chịu mọi phí tổn liên quan tới việc xin chứng nhận và cấp lại bằng. Nếu xảy ra tranh chấp, những điều kiện trên không được thi hành nhân viên có quyền khởi kiện ra toàn án dân sự.

  Biên bản được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau.  

 

  Nhân viên Đại Diện Doanh Nghiệp  

Em có thắc mắc về nội dung là " Trong trường hợp bị thất lạc bất khả kháng (ví dụ : hỏa hoạn, thiên tai,..) Công ty phải chịu mọi phí tổn liên quan tới việc xin chứng nhận và cấp lại bằng". Em được biết, trường đại học chỉ cấp bằng tốt nghiệp 1 lần, nếu bị mất ko thể cấp lại.

Vậy với sự việc mất bằng thì Luật sư có thể tư vấn cho em sao hợp lí nhất để truy trách nhiệm của doanh nghiệp.

Em xin cảm ơn

 

  trả lời  

Không có quy định nào như vậy cả. Luật lao động sửa đổi bổ sung nghiêm cấm người sử dụng LĐ giữ bất kỳ bằng cấp giấy tờ gì của người LĐ nhe bạn.