Luật Xây dựng 2014, triển khai ra sao khi bị coi là "ôm đồm"?

 

Sắp ban hành 6 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng 2014

 

Ngày 3/10, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, hiệp hội để hoàn thiện các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng 2014 trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo về Lệnh của Chủ tịch nước công bố 11 luật và 1 nghị quyết, trong đó có Luật Xây dựng mới được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7, ngày 18/6/2014 .

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, Luật Xây dựng năm 2014 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 6/2014), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, thay thế cho Luật Xây dựng năm 2013.

Hiện Bộ Xây dựng xây dựng 6 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật này, gồm các Nghị định về: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Quy hoạch xây dựng, Quản lý chất lượng công trình xây dựng, Quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Hợp đồng xây dựng, Xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Dự kiến sẽ trình Chính phủ trong tháng 10/2014, để Chính phủ xem xét, ban hành và kịp thời thực hiện khi Luật Xây dựng 2014 chính thức có hiệu lực.

Nguyên tắc cơ bản và cũng là nội dung cốt lõi của Luật Xây dựng mới là đổi mới phương thức và nội dung quản lý dự án, nhất là nhận làm báo cáo thuế tại thanh xuân các dự án sử dụng vốn Nhà nước, khắc phục thất thoát và lãng phí, nâng cao chất lượng các công trình xây dựng. Luật Xây dựng 2014 với nhiều điểm mới sẽ tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng, đảm bảo công khai, minh bạch về quy trình cấp giấy phép xây dựng; khắc phục trình trạng quy hoạch chồng lấn, quy hoạch treo, đảm bảo dự án đầu tư xây dựng đúng mục tiêu, chất lượng, hiệu quả, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về xây dựng.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng, các dự thảo nghị định này được tiến hành trên cơ sở đổi mới về nhận dọn dẹp sổ sách kế toán ở thanh xuân thức, tư duy trong quản lý lĩnh vực đầu tư xây dựng; bảo đảm công khai, minh bạch và đơn giản về quy trình, thủ tục thực hiện; làm rõ và tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý của nhà nước và của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng; kế thừa có chọn lọc những quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng đã được thực tiễn kiểm chứng, chấp nhận.

Luật Xây dựng 2014 có những nội dung đổi mới căn bản: Một là, phạm vi điều chỉnh của Luật đã điều chỉnh toàn diện các hoạt động đầu tư xây dựng để tạo lập ra sản phẩm cuối cùng là các công trình xây dựng. Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về quy hoạch xây dựng để khắc phục tình trạng xây dựng tự phát, bảo đảm công khai, minh bạch đối với quy hoạch xây dựng được duyệt để các hoạt động đầu tư xây dựng được thực hiện theo đúng quy hoạch và kế hoạch.

Ba là, phân định rõ các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau phải có phương thức và phạm vi quản lý khác nhau. Bốn là, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, đặc biệt là việc kiểm soát, quản lý chất lượng và chi phí xây dựng ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng.

Năm là, đổi mới mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng theo hướng chuyên nghiệp hóa, áp dụng các mô hình ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên nghiệp theo chuyên ngành hoặc theo khu vực để quản lý các dự án có sử dụng vốn nhà nước. Sáu là, tăng cường quản lý trật tự xây dựng thông qua việc cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy dịch vụ kế toán phép. Bảy là, quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng. Tám là, bổ sung các quy định về bảo hiểm công trình xây dựng.

Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, Luật Xây dựng 2014 đã thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Quan điểm của Luật là xây dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi để huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; đồng thời tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước để kiểm soát chặt chẽ các nguồn lực của Nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng công trình, chống thất thoát, tham nhũng, lãng phí.