Tham vấn Dự thảo Luật Căn cước công dân: Chớ dồn cái khó cho người dân! (05/09/2014)

"Không thể đặt cái lợi cho công tác quản lý lên trên hết, mà vô tình chúng ta yêu cầu người dân quá nhiều thủ tục, giấy tờ. Như thế là gây dọn dẹp sổ sách kế toán ở thanh xuân phiền, gây nhiễu đối với dân”, đa số ý kiến tại buổi lấy ý kiến Sở ngành, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội tham vấn cho dự án Luật Căn cước công dân do Đoàn ĐBQH TP.HCM vào ngày 4-9.

 

 

Bà Võ Thị Dung - Chủ tịch UBMTTQ TP.HCM chủ trì hội thảo

Ảnh: HỒNG PHÚC

 

Chủ trì hội thảo, bà Võ Thị Dung,  Chủ tịch UBMTTQ TP.HCM, Phó Đoàn ĐBQH TP cho biết, Đoàn ĐBQH TP đã cho ý kiến lần đầu cho dự án luật Căn cước công dân (CCCD) từ tháng 4-2014 và đã tổng hợp đầy đủ ý kiến đóng góp gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Sau đó, UBTVQH đã chỉnh lý dự thảo luật này và yêu cầu các địa phương, trong đó có TP.HCM tiếp tục lấy ý kiến tham vấn cho dự án luật để hoàn chỉnh chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII. Cũng theo bà Dung, trong các cuộc thảo luận tại tổ và tại Nghị trường Quốc hội, quan điểm chung của các ĐBQH là trong quá trình xây dựng dự thảo luật phải đặc biệt cân nhắc đến lợi ích của người dân. Trong đó, nghiêm cấm việc cản trở công dân thực hiện quyền về CCCD; nghiêm cấm cung cấp, thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu và căn cước công dân mà biết rõ là sai sự thật;…

 

Tại hội thảo, ông Lê Văn Đoàn, Phó trưởng Công an Q.10 cho rằng, hiện nay trong tờ khai hộ tịch không yêu cầu khai nguyên quán nhưng trong thông tin dữ liệu quốc gia về dân cư lại yêu cầu thông tin này. Do đó, nên chăng một em bé sinh ra mà xác định được ngay nguyên quán thì sẽ thuận lợi hơn trong công tác quản lý sau này. Đại biểu này cũng góp ý: Điều 19 của Dự thảo luật phân loại thẻ CCCD với đối tượng từ đủ 14 tuổi trở lên và đối tượng chưa đủ 14 tuổi. Trong khi đó, ở Điều 20 thì lại quy định hạn sử dụng của thẻ cho đối tượng dưới 15 tuổi và đối tượng từ 15 trở lên. "Tôi cho rằng, cần có quy định nhận làm báo cáo thuế tại thanh xuân thống nhất một độ tuổi (chẳng hạn lấy 14 tuổi làm chuẩn) để tạo điều kiện cho các địa phương thuận lợi hơn trong quá trình triển khai luật đi vào cuộc sống”. Trong khi đó, Thượng tá Trần Văn Hiếu, Phó Công an Q.7 thẳng thắn cho rằng: Nhiều vấn đề chúng ta ngại, chúng ta đang lo lắng thì cần phải góp ý sửa ngay, nhất là đang trong giai đoạn dự thảo luật. "Tôi thấy hiện nay sổ hộ khẩu thì mỗi hộ chỉ có một sổ, còn CMND sau này đổi sang thẻ CCCD thì mỗi người có một cái riêng. Do đó, nơi thường trú thì phải tồn tại trong thẻ, không thể bỏ được. Trong quy định về thông tin thu nhập, cập nhật của công dân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (điều 9) nên bổ sung thêm nơi thường trú.

 

Ông Trương Lâm Danh, Phó Ban Pháp chế HĐND TP đặt vấn đề: tại sao không quy định thời hạn thẻ cụ thể là 10 hay 15 năm thì quy định 1 mức chứ đừng "gò quá” thì người dân lại phải chịu cái phí này. Theo ông Danh, nếu đặt nặng cái lợi của công tác quản lý quá cũng không nên, vì sẽ gây phiền nhiễu, phiền hà cho dân. Cùng quan điểm với ông Danh, ông Nguyễn Bình, Thanh tra TP.HCM đặt vấn đề: Ngay cả việc thu thập thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư liệu có thực hiện được cải cách hành chính hay không? Theo ông Bình, việc sử dụng thẻ CCCD là phù hợp với thời đại vì đang số hóa, ngay cả lăn tay theo cách thông thường hiện nay thì sau này cũng sẽ thay đổi theo tính nhanh gọn, linh hoạt cho người dân. "Đề án cải cách hành chính dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm của Chính phủ là đến 2020 thì giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, CMND là không cần thiết vì khi đã kết nối với CNTT, số hóa thì chỉ cần quét thông tin của một người là biết hết, rất nhanh gọn” đại biểu này cho hay.

 

Kết luận tại hội thảo, bà Võ Thị Dung cho biết, việc tiếp thu ý kiến nghiên cứu, góp ý của các địa phương, trong đó có TP.HCM là một trong những nội dung quan trọng để UBTVQH chỉnh lý dự thảo luật, đặc biệt là chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII tới đây.